Tên gọi cá dĩa (hay cá đĩa) xuất phát từ đặc điểm hình dáng của con cá, tròn giống như chiếc dĩa (discus). Trên thân cá thường có hoa văn sặc sỡ kèm theo là mắc rất đa dạng và đẹp mắt, trên thế giới hiện nay có rất nhiều giống cá dĩa khác nhau. Do đó, người ta thường lầm tưởng cá dĩa là một loài cá sống dưới biển. Cá dĩa thường sống hiền hòa theo bầy đàn, mỗi con mỗi vẻ tạo cho hồ cá cảnh sắc hút hồn. Người chơi cá thường gọi cá dĩa với cái tên thân thuộc là “Ngũ Sắc Thần Tiên” hoặc “Nhất Đại Mỹ Ngư” để tôn lên vẻ đẹp của loài cá này.
I. Giới thiệu về Cá Dĩa
1. Nguồn gốc & lịch sử của cá dĩa
Vào năm 1840, tiến sĩ Johann Jacob Heckel là người đầu tiên tìm ra được con cá dĩa, để ghi nhớ đến công ơn của ông người ta đặt tên có một loài cá dĩa hoang dã với cái tên “Symphysodon Discus Heckel”. Loài Heckel rất khác với các loài cá dĩa hiện đại, nó có 9 sọc đen song song cơ thể, hoa văn đỏ trên nền xanh dương. Ngày nay, loài Heckel rất được chuộng trong những bể cá mang phong cách hoang dã tự nhiên.

Những nhánh sông Amazon chính là nơi mà tiến sĩ Heckel đã khám ra được loài cá dĩa độc đáo này, đây cũng chính là quê hương của loài cá dĩa. Về cơ bản, sông Amazon được phân chia thành 3 loại nước. Bao gồm nước vàng mùn ở thượng nguồn, nước “đen” ở trung lưu và nước vàng xanh hay còn gọi là “nước sạch” ở hạ lưu. Sự đa dạng của các loại nước trên con sông Amazon cũng đã tạo nên nhiều giống cá dĩa khác nhau, với màu sắc và hoa văn đa dạng tạo nên một hệ sinh thái cá dĩa hoang dã rất phong phú.

Đến những năm 1930, danh tiếng về vẻ đẹp của loài cá dĩa dần được nhiều người biết đến. Lúc này, người ta bắt đầu khởi nguồn các ý tưởng lấy cá dĩa làm vật nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, lúc này cá dĩa được xem là chỉ dành cho giới thượng lưu, vì giá của nó lúc này rất đắt đỏ và đòi hỏi các điều kiện chăm sóc rất tốn kém. Tại thời điểm này, các nhà lai tạo giống và thương gia bắt đầu nhận thấy những giá trị và tiềm năng mà cá dĩa đã mang lại. Bắt đầu mở ra một thế hệ cá dĩa ngày một đa dạng và phong phú.
Năm 1960, Schultz phát hiện thêm 2 loài cá dĩa mới ở gần các cửa sông Amazon, có tên khoa học là “Symphysodon Aequifasciata” tại Belem và “S. Aequifasciata Axelrodi” tại Manaus thuộc Brazil. Ngày nay 2 giống cá dĩa này được gọi với cái tên quen thuộc chính là “Cá Dĩa Nâu” và “Cá Dĩa Xanh”. Người ta bắt đầu các cuộc tranh luận xoay quanh việc cần phải phân loại các loại cá dĩa với nhau. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng chỉ có một dòng cá mà thôi, những dòng phụ trên chỉ là sự thay đổi màu sắc theo vùng chúng sinh sống.

Symphysodon Aequifasciata

S. Aequifasciata Axelrodi
Tới thời điểm năm 1970, những người nuôi cá dĩa đều nhận định rằng cá dĩa chỉ giới hạn trong 3 loài cá được tìm thấy ở trên, bao gồm cá dĩa nâu, cá dĩa xanh hoang dã và cá dĩa Heckel. Hầu hết chúng đều có đặc điểm là màu nên trên thân có màu hơi nâu, một vài sọc vằn màu xanh lam hoặc xanh lá chạy dài khắp cơ thể.
Cũng vào khoảng thời gian này, các nhà lai tạo người Mỹ đã cố gắng cho ra những giống cá dĩa mới hơn. Băng phương pháp sàng lọc và áp dụng những kỹ thuật chăm sóc mới, họ đã tìm ra được cách cho sọc xanh của cá dĩa dày hơn, dần dần bao phủ khắp cơ thể con cá. Cá dĩa xanh Cobalt là kết quả gần như mong muốn mà họ đã đề ra ban đầu. Tại châu Âu, người ta lai tạo thành công một giống cá dĩa mới, sở hữu chỉ đỏ dày hơn mà ngày nay thường gọi nó là cá dĩa xanh chỉ đỏ (Red Turquoise Discus).

Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 là khoảng thời gian đánh dấu sự bùng nổ của nhiều dòng cá dĩa mới cùng các đột biến. Điển hình là các giống cá như Cá Dĩa Ma (Ghost), Cá Dĩa Lam Kim Cương (Blue Diamond), Cá Dĩa Da rắn (Snakeskin) và Cá Dĩa Bồ câu đỏ (Pigeon Blood) tại các quốc gia châu Á.
2. Phân bố loài cá dĩa
Cá dĩa hoang dã phần lớn được tìm thấy ở thượng nguồn sông Amazon và những hồ bao quanh đó do nước lũ tạo nên. Môi trường nước ở đây có lượng chất khoáng rất thấp, chính vì vậy thường là “mềm” với độ pH chỉ trong khoảng từ 4,0 đến 7,0. Nhiệt độ nước khá ổn định cả ngày và đêm, chủ yếu ở mức trên 80 độ F (27 độ C) và dinh dưỡng khá nghèo nàn. Cá dĩa sau khi được lai tạo và nhân giống tại Mỹ thì dần trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày nay, cá dĩa hầu như có mặt ở khắp nơi trên thế giới.

Tại Việt Nam, cá dĩa là loài cá quý hiếm, được du nhập vào nước ta ở những năm 2000, có giá rất đắt đỏ khi mới về, nên rất ít phổ biến. Sau những nỗ lực phát triển, nhân giống của các nghệ nhân nuôi cá dĩa, dần dần cá dĩa xuất hiện nhiều hơn nhưng vẫn còn rất hạn chế. Trại cá dĩa Thắng Lợi là một trong những trại đi đầu trong lĩnh vực bán lẻ cá dĩa tại miền nam, với mong muốn phổ biến giống cá cảnh có vẻ đẹp quyến rũ này tới người dân Việt Nam nhiều hơn.
3. Đặc điểm sinh học của cá dĩa

4. Danh mục các loại cá dĩa
Ngày nay, các nhà lai tạo đã phân chia cá dĩa ra làm hơn 60 chủng loại khác nhau, phân bổ ở khắp nơi trên thế giới, và khả năng sẽ còn tăng lên nữa trong tương lai. Chính vì lý do đó, cá dĩa được xem là giống cá nuôi cảnh phổ biến nhất trên thế giới. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể nhận biết phân loại cá dĩa một cách dễ dàng, phần bên dưới là các chủng loại phổ biến mà Trại Cá Dĩa Thắng Lợi muốn giới thiệu tới các bạn.

Symphysodon Aequifasciata hay còn được gọi là cá dĩa xanh lá cây. Chúng được tìn thấy ở hồ Tefe và Peruvian Amazonia

Là dòng đột biến bắt nguồn từ dòng Brilliant Blue. Có các can và chỉ chạy ngang thân không xuất hiện, hầu hết có màu trắng xám và đôi mắt trắng.

Cá dia lam (Blue Diamonds discus) là loại có dĩa không có hoa văn và sọc đen. Toàn thân có màu xanh lam.

Cá dĩa da rắn (Snake Skin Discus) sở hữu hoa văn độc đáo, không theo nguyên tắc nào cả. Chỉ xuất hiện nhiều ở trán, mặt và vây.

Cá dĩa bồ câu được lai tạo ở Thái Lan và trở thành cơn sốt trong thế giới cá dĩa.

Cá dĩa Bạch Ngọc (Snow White) trở thành một đột biến khác. Loại này cũng không có can và hoa văn

Cá dĩa nâu

Cá dĩa hoa hồng

Cá dĩa tuyết hồng

Cá dĩa da beo

Cá dĩa màu

Cá dĩa albino bạch tạng
Ngoài các chủng loại phổ biến ở trên còn rất nhiều loại cá dĩa khác như như Heckel, Calico, Bướm trắng .v..v.
II. Kỹ thuật nuôi cá dĩa luôn khỏe mạnh & chóng lớn
1. Môi trường sống của cá dĩa
Cá dĩa loài cá cảnh cực kỳ nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ. Do đó, cần đặt bể nuôi ở nơi yên tĩnh, tránh quá nhiều ánh sáng. Khi mua bể về đừng cho cá vào ngay, 1 tuần trước đó phải xử lý bể nuôi: ngâm với nước sạch từ 2 – 4 ngày, phơi bể cho thật khô khoảng 3 – 4 ngày. Khi nào đảm bảo chúng thật khô và sạch thì mới bắt đầu đổ nước và thả cả. Nên gắn thêm bình sục khí vào bể để tăng oxy cho cá.
a. Các bước chuẩn bị bể cá dĩa
Trước khi cho cá dĩa vào hồ cá bạn cần phải chuẩn bị các bước sau
- Vệ sinh
b. Môi trường trong nước
Cần phải chuẩn bị dụng cụ hoặc thiết bị chuyên dụng để lọc nước (có thể dùng cát, sỏi, than hoạt tính …), sao cho nước trong bể nuôi phải đạt chỉ tiêu độ trong từ 1,5 – 4,5m. Độ mặn trong nước không được cao: 10 – 50 ms.
- Nhiệt độ phải luôn đảm bảo ở mức thích hợp nhất
– Đối với cá dĩa bột mới sinh: t0 = 27 – 300C
– Đối với cá dĩa 7 – 9 tháng tuổi: t0 = 25 – 270C
– Thường xuyên đo nhiệt độ nước để điều chỉnh kịp thời nếu nhiệt độ thay đổi - Đảm bảo độ pH nằm trong giới hạn cho phép
– Cá dĩa mới nở: pH = 6,5 – 6,7
– Cá dĩa trưởng thành: pH = 6 – 6,8
– Cá dĩa mái nuôi để ươm giống: pH = 5,5 – 6,5
– Trường hợp nước không đủ độ pH thì dùng bình sục khí để tăng cường chỉ tiêu này. - Độ dH phải luôn ở mức phù hợp:
– Cá dĩa mới nở: dH = 5 – 10
– Cá dĩa trưởng thành: dH = 10 – 15
– Cá dĩa mái nuôi để ươm giống: dH = 5 – 6
c. Cách thay nước cho cá dĩa. Có nên thay nước thường xuyên cho hồ cá dĩa?
2. Cá dĩa ăn gì? – Giới thiệu các loại thức ăn tốt cho cá dĩa.
trùn quế
tim bò đông lạnh
trùn huyết
artemia
3. Hướng dẫn cho cá dĩa ăn đúng cách
Mỗi ngày cho ăn khoảng 2 – 4 lần, không nên cho ăn vào giờ chiều và tối. Đừng cho chúng ăn quá no, thừa thức ăn vì vừa không tốt cho tiêu hóa vừa ảnh hưởng để chất lượng môi trường nước. Lượng thức ăn bao nhiều thì chủ nuôi tự điều chỉnh sau khi giám sát cho chúng ăn vài lần.
III. Các tiêu chí để có một bể cá dĩa đẹp và ưng ý
Cá dĩa có mối liên hệ mật thiết với cá thần tiên cho nên có nhiều người nhận định rằng việc chăm sóc 2 loại này là như nhau. Ban đầu, người ta rời trứng cá dĩa đi, cố gắng ấp trứng nở trong một hồ khác và nuôi cá con. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng điều này là bất khả thi đối với cá dĩa bởi vì cá con sống nhờ việc hút chất nhờn tiết ra từ thân cá bố mẹ. Mãi đến cuối những năm 50, Jack Wattley (Mỹ) và Eduard Schmidt-Focke (Đức) mới trở thành những nhà tiên phong trong việc cho cá dĩa sinh sản thành công.
1. Mật độ
nuôi thả từ 10 – 15 con trên m3
2. Ánh sáng
Sử dụng đèn magicled
3. Hệ thống lọc
Giới thiệu với các bạn hệ thống lọc tốt
4. Phong cách set up
Sử dụng lũa, cát và cây giả
5. Lựa chọn cá dĩa
Lựa chọn số lượng và màu sắc cho phù hợp với hồ cá của bạn.
Nuôi phong cảnh
Combo các loại gồm 2 đỏ, 2 vàng, 2 xanh, 2 beo, 1 bạch ngọc.
Nuôi phong thủy
Mệnh Kim
Mệnh Mộc
Mệnh Thủy
Mệnh Hỏa
Mệnh Thổ
Từ khóa :
Bên bạn có ship cá ko